Điểm Mạnh Điểm Yếu Trong CV Nên Trình Bày Như Thế Nào?

Lượt xem:

Đọc bài viết

Hiện nay, trong thời đại công nghệ số, xu hướng việc làm cũng từng bước biến đổi. CV là một trong những yếu tố quan trong, quyết định bạn có được bước qua vòng sơ tuyển hay không. Thế bạn đã hiểu CV là gì chưa? Những điểm mạnh điểm yếu trong CV nên được trình bày như thế nào cho hợp lý? Việc Làm TPHCM đã giúp bạn tìm hiểu rồi. Hãy cùng tham khảo nhé!

Tổng quan về CV – Điểm mạnh điểm yếu trong CV

Để có thể biết được cách trình bày điểm mạnh điểm yếu trong CV thì ta cần phải hiểu rõ những thông tin, kiến thức về CV. Sau đây là một số thông tin thú vị về CV:

CV là gì? 

CV là từ viết tắt của Curriculum Vitae, được dịch là sơ yếu lý lịch. Thế nhưng thực ra bản chất của CV là tóm tắt những thông tin xoay quanh trình độ làm việc của bạn. Trong CV ngoài tóm tắt lý lịch bản thân thì còn có trình độ học vấn, kinh nghiệm – kỹ năng làm việc, mục tiêu – định hướng và đặc biệt điểm mạnh điểm yếu trong CV cũng là vấn đề quan trọng cần lưu ý.  Dựa vào CV xin việc mà các nhà tuyển dụng ban đầu sẽ có những ấn tượng ban đầu với các ứng viên.

Nên có những gì trong CV?

Giữa hàng ngàn CV được gửi về cho nhà tuyển dụng, CV của bạn phải làm sao gây được ấn tượng và thực sự nổi bật. Nhưng trước hết bạn cần đảm bảo rằng CV có đầy đủ các thông tin cần thiết. Vậy CV xin việc bao gồm những gì? Bộ CV xin việc hoàn chỉnh bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Tóm tắt thông tin cá nhân: phần này bao gồn tên tuổi, quê quán và thông tin liên hệ của ứng viên
  • Trình độ học vấn: Ứng viên liệt kê các cấp học thường từ bậc cao đẳng trở lên và các khóa khóa học chuyên ngành, bằng cấp phục vụ cho quá trình làm việc.
  • Kinh nghiệm làm việc: Ở phần này, bạn chỉ nên viết vào những công nghệ cùng ngành nghề, có liên quan đến vị trí mà bạn muốn ứng tuyển. Một tip cho các bạn có ít kinh nghiệm đó

Kinh nghiệm làm việc: Chỉ nên viết vào CV những công việc trong cùng ngành nghề, hoặc có liên quan đến vị trí mà bạn ứng tuyển. Ví dụ bạn đang tìm việc làm sales, bạn cần ghi vào phần này những kinh nghiệm về mảng bán hàng thay vì những công việc part-time dịch thuật trong quá khứ. Còn nếu bạn có còn đang là sinh viên hoặc quá ít kinh nghiệm, có thể thay thế bằng các hoạt động xã hội, câu lạc bộ mà bạn thấy rằng bạn đã học được những kỹ năng cần thiết cho công việc.
Kỹ năng: Các kỹ năng nên đưa vào CV: tin học văn phòng, kỹ năng mềm: giao tiếp, thuyết trình hoặc các kỹ năng đặc thù của công việc như thiết kế, lập trình v.v
Mục tiêu nghề nghiệp: Bạn nên chỉ rõ những dự định, thành tựu mà bạn muốn đạt được trong tương lai hoặc kế hoạch ngắn gọn mà bạn muốn làm để đạt được mục tiêu đó. Có thể viết mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể hiện bạn là người có chí tiến thủ và biết lập kế hoạch rõ ràng
Chứng chỉ và giải thưởng (nếu có): VD chứng chỉ ngoại ngữ (IELTS, TOEIC), tin học, giải thưởng của các cuộc thi chuyên môn.